So sánh sản phẩm

Kỳ 1: BU LÔNG LÀ GÌ? TẠI SAO CHÚNG TA PHẢI TÌM HIỂU VỀ BU LÔNG?

Kỳ 1: BU LÔNG LÀ GÌ? TẠI SAO CHÚNG TA PHẢI TÌM HIỂU VỀ BU LÔNG?

Lượt xem: 116

Kỳ 1: BU LÔNG LÀ GÌ? TẠI SAO CHÚNG TA PHẢI TÌM HIỂU VỀ BU LÔNG?
 

Có nhiều bạn đặt câu hỏi không biết bu lông là gì?Qua bài viết này An Phát sẽ giải đáp các thắc mắc của các bạn về bu lông nhé.

Thoạt nhìn, một chiếc bu lông có vẻ giống như một vật dụng rất đơn giản để giữ mọi thứ lại với nhau, là một trong những yếu tố phổ biến nhất được sử dụng trong xây dựng và thiết kế máy. Nhưng hãy tìm hiểu sâu hơn một chút vì nếu không có chúng, tất cả các thiết bị và máy móc của chúng ta sẽ tan thành từng mảnh.
 

Vậy, nguồn gốc tên gọi của bu lông là gì?

Theo wikipedia bu lông bắt nguồn từ tiếng Pháp “boulon”, còn được gọi với các tên gọi như: bu-loong, bù-loong, bù lon…bu lông với tên gọi tiếng anh là Hex Bolt là sản phẩm trong cơ khí nó được sử dụng để lắp ráp và liên kết các chi tiết lại với nhau thành một khối. Nguyên lý hoạt động của bu lông dựa trên sự ma sát giữa các vòng ren của bu lông và đai ốc, giúp kẹp chặt các chi tiết lại với nhau.
 

Cấu tạo chung các loại bu lông.

Bu lông thông thường có dạng hình trụ được tiện ren suốt hoặc ren lửng tùy vào từng công việc. Đặc biệt là phần đầu bu lông. Có phần đầu hình tròn, có phần đầu hình vuông, đầu 6 cạnh ngoài hoặc trong, đầu có 8 cạnh hoặc các hình khác. Trong các loại bu lông thì bu lông có dạng 6 cạnh là loại được sử dụng nhiều nhất do chúng tiện dụng trong quá trình sản xuất, sử dụng cũng như có thẩm mỹ cao và dễ dàng gia công.

             (Ảnh bulong minh họa)
 

Các mối ghép bu lông không thể thiếu đai ốc và vòng đệm, chúng có mối liên hệ lẫn nhau không thể tách rời.

 

(Mối ghép ren bu lông trong kỹ thuật)
 

Theo các tài liệu kỹ thuật cho biết thì các mối ghép bằng bu lông có thể chịu tải trọng kéo cũng như uốn rất tốt, nó còn có độ bền và ổn định trong mọi tác động của môi trường. Hơn nữa việc tháo lắp cũng như hiệu chỉnh các mối liên kết rất thuận tiện và nhanh chóng, đơn giản so với các mối ghép khác đòi hỏi yêu cầu công nghệ phức tạp hơn.

Ứng dụng của bu lông.
 

Mối lắp ghép bằng bu lông có thể chịu tải trọng kéo, uốn, cắt, mài mòn… có độ ổn định lâu dài và có khả năng tháo lắp cũng như hiệu chỉnh mối ghép dễ dàng, nhanh chóng mà không đòi hỏi công nghệ phức tạp. Do có nhiều công dụng nên sản phẩm bu lông có mặt ở tất cả các lĩnh vực: cơ khí, lắp ráp, chế tạo thiết bị công nghiệp, các công trình xây dựng dân dụng, nhà xưởng công nghiệp, công trình giao thông, cầu cống…
 

(Bu lông trong ngành chế tạo máy)
 

(Ngành xây dựng không thể thiếu bu lông neo, bulong móng)
 

(Lắp ráp ô tô bằng bu lông)

 



 
Tags: ,

ĐĂNG KÍ tư vấn

Vui lòng nhập thông tin vào form để nhận được sự tư vấn

ĐĂNG KÍ TƯ VẤN