So sánh sản phẩm

Tư vấn mở gara sửa chữa ô tô từ A-Z

Tư vấn mở gara sửa chữa ô tô từ A-Z

Lượt xem: 536
Ngày nay, để đáp ứng nhu cầu của khách hàng rất nhiều đơn vị đã nhanh tay đầu tư mở gara sửa chữa ô tô với quy mô lớn nhỏ khác nhau nhưng về cơ bản số lượng gara tăng lên khá nhanh. Tuy nhiên để việc kinh doanh gara thuận lợi và đạt hiệu quả cao, khách hàng cần nghiên cứu, tham khảo kỹ những tư vấn mở gara sửa chữa ô tô từ A-Z.
gara-sua-chua-o-to-01

Cần chú ý điều gì trước khi mở 1 gara ô tô?

1. Xác định khả năng của bản thân

Không đề cập đến vấn đề sau khi mở gara bạn thuê quản lý và thợ có khả năng sửa chữa ô tô chuyên sâu. Hãy đặt mình là một người quản lý chung và đồng thời cũng là 1 người thợ để tự trả lời những câu hỏi dưới đây:
  • Bạn đã sửa chữa được những dòng xe ô tô nào?
  • Với tay nghề hiện tại, bạn có thể sửa được những lỗi khó cho ô tô của khách hàng không?
  • Khả năng nghiên cứu và tiếp cận kỹ thuật sửa chữa hiện đại trong thời đại máy móc tiên tiến như hiện nay?

2. Xác định vốn để mở gara sửa chữa ô tô

Dù là nguồn vốn tự có hay nguồn vốn đi vay thì bạn cũng cần phải liệt kê và lên phương án cụ thể, chuẩn bị tài chính đủ để mở được 1 gara. Cụ thể như sau:
  • Tiền thuê mặt bằng, đặt cọc, …
  • Tiền sửa sang gara (lắp đặt hệ thống điện nước, biển quảng cáo, …).
  • Trả lương thợ (khoảng 5 người).
  • Tiền đầu tư các thiết bị máy móc, dụng cụ sửa chữa, vật tư, …
  • Tiền điện, nước, mạng, …
  • Tiền chi phí quảng bá, giới thiệu dịch vụ, …

3. Tìm mặt bằng để mở gara

Để kinh doanh suôn sẻ và thu hút khách hàng, mặt bằng để mở gara rất quan trọng bởi ai cũng hiểu là nên chọn những nơi có địa thế đẹp, đông dân cư, thuận tiện xe cộ qua lại. Diện tích trong gara cũng phải đáp ứng đủ rộng rãi để máy móc có thể hoạt động hiệu quả, vì thế giá thuê hàng tháng cũng không phải là nhỏ.

4. Thiết bị máy móc, phụ tùng

Thiết bị máy móc, phụ tùng, vật tư sửa chữa không thể thiếu trong bất cứ 1 gara ô tô nào. Tuy nhiên để có thể giảm chi phí đầu tư ban đầu, bạn nên tham khảo những dòng thiết bị máy móc của những thương hiệu bình dân với mức giá vừa tầm, liên kết với những đại lý bán hàng uy tín để nhận được những sản phẩm chất lượng giúp tiết kiệm chi phí nhất.
may-moc-thiet-bi-cho-gara-o-to
 

5. Chuẩn bị nhân lực trước khi mở gara

Công việc chuẩn bị thợ trước khi gara bắt đầu hoạt động cũng vô cùng cần thiết, tuy nhiên bạn hãy cố gắng tìm những người thợ có tay nghề cứng, tâm huyết và có hướng gắn bó lâu dài. Bởi họ là những người trực tiếp đảm bảo công việc kinh doanh của bạn có tốt hay không.
Là chủ gara sửa chữa, bạn cũng cần trang bị cho mình kỹ năng quản lý tốt, khả năng ứng xử và chính sách tốt cho nhân viên.
nhan-vien-sua-chua-o-to

6. Tạo lập và giữ vững mối quan hệ với khách hàng

Có khách hàng ban đầu là thành công của 1 gara và giữ chân những khách hàng đó thành khách hàng quen thuộc lại điều vô cùng quan trọng trong quá trình gây dựng và phát triển của gara đó. Việc tạo lập và giữ vững mối quan hệ với khách hàng, bạn sẽ có cơ hội đón nhận những khách hàng tiếp theo.

7. Chiến lược phát triển qua từng giai đoạn

Lên kế hoạch phát triển của gara trong từng giai đoạn là hết sức cần thiết bởi nếu bạn không có định hướng kinh doanh rõ ràng, bạn sẽ rất dễ thất bại. Hãy cố gắng học hỏi, tư duy, nghiên cứu thị trường và đón nhận những kiến thức mới.
Tags: ,

ĐĂNG KÍ tư vấn

Vui lòng nhập thông tin vào form để nhận được sự tư vấn

ĐĂNG KÍ TƯ VẤN